💠 SOC là gì?
Trung tâm điều hành an ninh mạng hay SOC – Security Operation Center hiểu đơn giản là một cơ sở điều hành, nơi một nhóm các chuyên gia bảo mật công nghệ thông tin tìm kiếm, phân tích các dấu hiệu của các sự cố an ninh mạng một cách liên tục trên máy chủ, máy tính, thiết bị điểm cuối – Endpoint devices, hệ điều hành, các ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
SOC có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác.
💠 SOC sẽ thực hiện những hoạt động dưới đây:
- Truy vết những mối đe dọa tiềm ẩn ảnh hưởng đến hệ thống
- Quản lý và duy trì các thiết bị bảo mật
- Quản lý những thông tin đe dọa ảnh hưởng đến (đầu vào, quá trình sản xuất, bảo mật dữ liệu)
- Phát triển dữ liệu và giá trị đo lường phục vụ cho việc báo cáo và quản lý
- Giám sát dữ liệu, tìm ra sự cố, phân tích rủi ro của chúng và đưa ra cảnh báo đến doanh nghiệp
💠 Một nhóm điều hành an ninh SOC sẽ bao gồm:
- SOC manager: Người quản lý của team SOC
- Threat hunter: Phát hiện các lỗ hổng, các điểm yếu trong hệ thống mạng và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Security engineers: Kỹ sư bảo mật – có nhiệm vụ quản lý giám sát các hạ tầng an ninh
- Security analysts: Nhà phân tích bảo mật – Có nhiệm vụ xác định và theo dõi các lỗ hổng cũng như đánh giá các mối đe dọa trong quá khứ nhầm ngăn ngừa các sự cố an ninh mạng có thể xảy ra trong tương lai.
=> SOC sẽ cung cấp cho các công ty, doanh nghiệp sự bảo vệ hiệu quả khỏi các mối đe dọa an ninh mạng thường trực nhất có thể.
💠 Lợi ích của trung tâm giám sát an ninh mạng SOC
- Hầu như không tốn chi phí tài sản cố định (Capex)
- Dễ dàng triển khai một cách nhanh chóng
- Không cần phải thuê thêm nhân viên duy trì
- Được giám sát và vận hành bởi một nhóm IT có chuyên môn cao
- Không bị ràng buộc bởi hợp đồng dài hạn và chỉ cần chi trả một mức chi phí vô cùng phải chăng mỗi tháng
💠 Chức năng, nhiệm vụ chính của SOC là gì?
- Đánh giá, phân tích những lỗ hỏng tiềm ẩn
- Quản lý sự kiện và các thông tin bảo mật, giúp phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa bảo mật trước khi chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Hỗ trợ ứng cứu và xử lý các sự cố an ninh mạng.
- Chủ động giám sát trạng thái an ninh của toàn bộ hệ thống theo thời gian thực
- Tự động tối đa các quy trình nghiệp vụ, tối ưu nhân lực vận hành hệ thống.
- Gửi báo cáo định kỳ (theo ngày, tuần, tháng, quí, năm) hoặc theo thời gian thực
Mỗi nhiệm vụ, chức năng đều quan trọng tương đương nhằm giữ cho toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp được bảo vệ một cách tốt nhất. Bằng cách kết hợp tất cả các chức năng kể trên, SOC duy trì sự ổn định của hệ thống và đưa ra hành động phù hợp, khôn ngoan ngay lập tức khi có xâm nhập xảy đến.
Nguồn: Praveen Singh
——–
Nhằm mang lại cho cộng đồng những thông tin hữu ích, xác đáng cùng những tin tức “nóng hổi” về lĩnh vực bảo mật dữ liệu doanh nghiệp; nâng cao ý thức bảo mật các thông tin tài khoản cá nhân trong thời đại đa nền tảng như hiện nay, hãy đến ngay với buổi TechTalk của chúng tôi vào ngày 14/01/2023 bạn nhé.
Với chủ đề về Cyber Security, buổi talkshow hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn kiến thức và những công nghệ về an ninh mạng, tìm hiểu thêm về chương trình tại: https://zalo.me/g/xhnmwz018