Trong bối cảnh truyền thông thổi phồng và kỳ vọng công chúng, công nghệ blockchain đang ở giai đoạn đổi mới để hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp. Các công ty từ startup đến công ty công nghệ lâu năm đều tích cực phát triển dựa trên công nghệ này, với các dự án như Hyperledger Fabric, Multichain và Quorum. SAP hiện là đối tác của các dự án blockchain cấp doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ cho nhà phát triển để tích hợp và xây dựng ứng dụng blockchain.
Các tổ chức đang mở rộng quan hệ đối tác ngoài doanh nghiệp để kết nối chuỗi giá trị và tạo lợi thế cạnh tranh, nhận ra hạn chế của Electronic Data Interchange (EDI). Công nghệ như sổ cái phân tán và hợp đồng thông minh đang được chú ý do khả năng thúc đẩy tự động hóa và hợp tác doanh nghiệp.
Nhà phát triển và quản lý liên tục đổi mới và đánh giá tiềm năng của công nghệ blockchain như Hyperledger Fabric, Multichain và Quorum. Khi tiến đến thiết kế cấp cao hoặc mô phỏng, thách thức về quyền riêng tư và chi phí xuất hiện, đặt ra câu hỏi cho CIO về đầu tư vào hợp tác doanh nghiệp.
Giải pháp có thể là áp dụng nguyên tắc blockchain để cải thiện dịch vụ và đối tác kinh doanh, cũng như tự động hóa quy trình. Thử nghiệm tích hợp giữa ERP và blockchain, tập trung vào giải quyết vấn đề kinh doanh, đã tạo nền tảng khả thi.
Sự thành công của các trường hợp độc đáo dự kiến sẽ thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực này.
Hạn chế của các giao thức EDI hiện tại – Một vài kịch bản phổ biến
Quá trình sản xuất bắt đầu từ mua nguyên liệu thô và bán thành phẩm từ các nhà cung cấp (vendors), sau đó là vận hành sản xuất, bảo quản bên thứ ba và các nghiệp vụ vận chuyển khác.
Hãy xem lại quy trình như vậy để hiểu cách các giao dịch cơ bản được nhân lên và luân chuyển giữa các tổ chức bao gồm vô số các giao dịch như vầy dẫn đến chi phí giao dịch và sự chậm trễ trong việc giải quyết từng nghiệp vụ riêng lẻ.
Hình 1: Kịch bản Logistics
Trong kịch bản này, một nhà máy sản xuất của nhà cung cấp (công ty A) chuyển một số lượng lớn bán thành phẩm đến đơn vị sản xuất thành phẩm cuối cùng (Công ty B). Sản phẩm cuối cùng được chuyển đến nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (công ty C), nơi hàng tồn kho được quản lý và bán cho khách hàng của công ty B.
Việc vận chuyển hàng hóa bao gồm phương tiện vận chuyển và hợp đồng vận chuyển hàng hóa do một công ty vận tải (Công ty D) thực hiện. Công ty vận tải này đóng vai trò là đơn vị tổng hợp và giao các đơn hàng (cung cấp xe tải) đến các công ty vận tải đường bộ khác nhau.
Trong kịch bản này, các doanh nghiệp thường kết nối với nhau dựa trên những thông điệp Trao đổi Dữ liệu Điện tử (Electronic Data Interchange – EDI), một khung mẫu chung cho giao tiếp điện tử giữa các doanh nghiệp. Sự kết nối được thiết kế cho mỗi giao dịch giấy tờ giữa các cặp tổ chức khác nhau.
Mỗi tín hiệu EDI là độc lập; đây là một lợi thế bởi tính bảo mật là tiêu chí quan trọng trong một số trường hợp như lời khuyên thanh toán (payment advice). Tuy nhiên, nó không phải là cơ chế để xác nhận và điều phối quá trình tự động hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Do đó, mô hình EDI vẫn luôn còn nhiều cơ hội cho việc tích hợp thêm và sửa chữa một số điểm. Trong kịch bản này, các vấn đề quan trọng cần cải tiến nhất là:
- Điều khoản thanh toán (Payment term) – Đối với việc chuyển hàng từ nhà máy chế biến sang đơn vị thu phí (tolling unit), cước phí sẽ được trả sau khi xác minh cho công ty vận tải. Sau đó, công ty vận tải thực hiện thanh toán theo hợp đồng cho công ty vận tải đường bộ mà đã đặt xe tải. Chu kỳ này mất hơn một tháng để số tiền thanh toán đến tay công ty vận tải đường bộ phát sinh chi phí vận chuyển. Tương tự, các khoản phí khác cũng được thanh toán hàng tháng sau khi các giao dịch được đối chiếu với đơn vị thu phí (tolling unit) và nhà cung cấp dịch vụ kho bãi. Tự động hóa chuỗi thanh toán các giao dịch cơ bản này có thể giảm đáng kể độ trễ trong chu kỳ thanh toán.
- Đối chiếu hàng tồn kho (Inventory reconciliation)– Hàng tồn kho được đối chiếu giữa hệ thống quản lý hàng tồn kho của đơn vị chế biến, đơn vị thu phí (tolling unit) và nhà cung cấp dịch vụ lưu kho. Thủ tục thủ công vào cuối tháng này đòi hỏi nhiều nỗ lực của các bên. Chuỗi quy trình được kết nối giữa các tổ chức có thể tự động hóa thủ tục quan trọng này và cung cấp thông tin chi tiết để cải thiện việc quản lý hàng tồn kho.
- So khớp hóa đơn (Invoice matching) – Chuỗi giao dịch dẫn đến một nhiều hóa đơn được đối chiếu với các giao dịch cơ bản. Một cách thực hiện thủ công chủ yếu liên quan đến quy trình làm việc và đánh giá trước khi phê duyệt được thiết lập để thực hiện thanh toán.
- Sự nhanh nhạy của quy trình (Process Agility)– Thiếu sự đồng bộ khiến sổ tay hướng dẫn điều phối chứa đầy các chi phí quản lý và điểm sai sót. Chuỗi quy trình được kết nối từ đầu đến cuối giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc đối phó với các thay đổi thường xuyên và cải thiện thời gian phản hồi. Điều này giúp giảm lỗi và sự chậm trễ liên quan – một yếu tố khác biệt chính trong dịch vụ khách hàng.
Hyperledger Fabric, một công nghệ blockchain dành cho doanh nghiệp, hỗ trợ việc xử lý dữ liệu giữa các doanh nghiệp. Nền tảng mã nguồn mở này và kiến trúc mô-đun của nó cung cấp một kênh giao tiếp an toàn và đáng tin cậy, điều cần thiết cho ứng dụng doanh nghiệp. Mục đích là tạo ra một nguồn thông tin chính xác và duy nhất giữa các doanh nghiệp, giải quyết một điểm yếu lớn trong quá trình làm việc chung.
Hyperledger Fabric cho phép các doanh nghiệp tạo và quản lý mạng blockchain riêng biệt, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng quy trình. Kiến trúc này cũng hỗ trợ mở rộng qua các trạm dữ liệu ngang hàng, cho phép mở rộng quy mô ban đầu và cuối cùng tạo ra một hệ thống lớn hơn.
Các trạm dữ liệu ngang hàng này có thể được triển khai trên Nền tảng đám mây SAP hoặc bất kỳ nền tảng đám mây nào khác như Microsoft Azure, thúc đẩy sự cộng tác và phát triển. Dịch vụ kinh doanh chuỗi khối của SAP có thể được dùng để đồng bộ hóa dữ liệu blockchain với cơ sở dữ liệu SAP HANA, cung cấp thông tin liền mạch cho việc phân tích, kết hợp dữ liệu từ giao dịch nội bộ và dữ liệu blockchain.
Trong kịch bản hậu cần sử dụng Hyperledger Fabric, có bảy bộ phận tham gia vào quy trình. Hình ảnh sau đây minh họa cách thức hoạt động của mạng lưới và luồng giao dịch giữa các bên tham gia.
Mọi giao dịch phát sinh ở một bộ phận đều đều được ghi vào sổ cái phân tán, dữ liệu trên sổ cái này sẽ được lưu trữ vĩnh viễn. Sổ cái phân tán trong các tình huống như vậy được phân tán tập trung (de-centralized), mỗi thành viên trên mạng lưới được ủy quyền trước và có khả năng xác thực các giao dịch phát sinh thông qua giao thức đồng thuận.
Kiến trúc hệ thống và các tương tác trong vòng đời quy trình giữa các liên doanh của các công ty dựa trên Hyperledger Fabric được trình bày dưới đây:
Một kênh hậu cần (logistics channel), đại diện phần lớn dòng chảy sản phẩm trong toàn bộ, là kênh chính trong kịch bản này. Các tương tác kế toán dựa trên các quy tắc và thỏa thuận được xác định trước, còn được gọi là hợp đồng thông minh hoặc mã chuỗi (chain code) được thể hiện trên một kênh riêng tư. Kênh này lưu giữ thông tin nhạy cảm và riêng tư của từng nhóm nhỏ các tổ chức, ví dụ như thông tin giá cả cho giao dịch, thuế suất và chi tiết sản phẩm.
Một luồng dữ liệu khác là kênh đấu thầu, được sử dụng bởi công ty vận tải, để đấu thầu các tuyến đường di chuyển sản phẩm. Nó thu hút sự tham gia của các nhà cung cấp vận chuyển hàng hóa khác nhau và được sử dụng để chia sẻ riêng tư thông tin đấu thầu, và quyết toán.
Quá trình bắt đầu khi phát sinh bất kì đơn hàng của một công ty sản xuất đặt hàng cho một đơn vị cung cấp. Các chi tiết đơn hàng được truyền qua kênh hậu cần. Thông tin chi tiết được mã hóa và chia sẻ thông qua chứng chỉ số bảo mật được ký bằng khóa cá nhân. Thông tin này chỉ có sẵn cho đơn vị cung cấp (vendor company) để giải mã thông tin nhận được bằng khóa công khai.
Công ty cung cấp lần lượt cung cấp thông tin, xác nhận tình trạng sẵn có cũng như ngày giao hàng dự kiến thông qua một kênh hậu cần, sử dụng chứng chỉ số của riêng mình. Thông tin này sẽ chỉ có sẵn cho công ty sản xuất và công ty vận tải. Công ty vận tải xử lý các chi tiết và chuyển nó đến một kênh đấu thầu là một mạng lưới khác. Trong mạng lưới này, các nhà cung cấp xe tải khác nhau gửi giá thầu của họ và tình trạng sẵn có của xe cho mỗi tuyến đường. Sau khi nhà cung cấp xe tải được xác nhận trên kênh này, công ty vận tải gửi thông tin trở lại kênh hậu cần để thông báo cho công ty cung cấp và công ty sản xuất về thông tin vận chuyển.
Trong trường hợp này, công ty cung cấp chịu trách nhiệm vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Ngay sau khi lô hàng được giao và được xác nhận trên kênh hậu cần bởi nhà máy sản xuất, nó sẽ được xác minh bởi nhà cung cấp và công ty vận tải đường bộ. Công ty vận tải đường bộ có thể làm như vậy bằng cách trước tiên, xác nhận lô hàng trong kênh đấu thầu để nó có thể được tất cả các bên liên quan xác nhận để trở thành một phần của sổ cái bất biến. Đây là bước xác minh quan trọng, cung cấp khả năng kết toán tự động trên các kênh khác nhau. Kênh hậu cần sẽ thực hiện quyết toán cho sản phẩm nhận được thông qua mã chuỗi. Tương tự như vậy, công ty vận tải và nhà cung cấp cũng sẽ sử dụng mã chuỗi của họ để thanh toán phí vận chuyển. Quá trình này cũng mở rộng đến kênh đấu thầu, nơi một mã chuỗi khác được xử lý để thanh toán phí xe tải giữa công ty đấu thầu và nhà cung cấp xe tải.
Nguy cơ về tính bảo vật và sự phức tạp khi triển khai
Việc phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu phân tán làm tăng đáng kể dấu vết dữ liệu (data footprint). Trong một nền tảng chuỗi khối có thể mở rộng (scalable blockchain), do sao chép dữ liệu từ xa (replication), thông lượng dữ liệu (data throughput) có thể tăng theo cấp số nhân. Trong ví dụ trên, kênh hậu cần (kênh chính) nắm giữ phần lớn dữ liệu giao dịch. Sự sẵn có của dữ liệu tổ chức bên ngoài, ngay cả khi nó được mã hóa và bảo mật, liên tục tạo ra những lo ngại về an ninh và tính bảo mật. Các kênh được xác định dựa trên các đối tác chứ không dựa trên quy trình. Kênh hậu cần, trong ví dụ trước, có thể quyết định giới thiệu thêm chủ xe tải và loại bỏ một số dựa trên năng lực. Điều này là không thể vì định nghĩa kênh dựa trên các đối tác.
Hệ thống đòi hỏi quy trình phức tạp, đồng nghĩa với sự tăng trưởng dữ liệu không giới hạn và việc không thống nhất giữ các đối tác làm cho việc đầu tư, quyền sở hữu và lợi tức đầu tư trở nên khó khăn.
Tập trung vào giá trị kinh doanh – tìm kiếm sự cân bằng công nghệ
Liên kết giữa các công ty (Cross company integration) không còn là sự lựa chọn. Tối ưu hóa xuyên biên giới của các công ty và quy trình kinh doanh hoàn toàn tự động là điều cần thiết. Công nghệ chuỗi khối dành cho doanh nghiệp (enterprise blockchain) phải được sử dụng, nhưng thành công hay không phụ thuộc vào việc sử dụng và tích hợp nó đúng cách.
Blockchain cần được nhìn nhận với một cơ sở dữ liệu phân tán tối giản. Tính bất biến có thể được giới thiệu trong tài sản giao dịch cơ bản bằng cách khám phá khái niệm Công chứng (Notarization) và Mã hóa (Tokenization) để xác định quyền sở hữu tài sản. Điều này cho phép chỉ lưu trữ hàm băm (hash) của tài liệu trên cơ sở dữ liệu phân tán và sử dụng mạng lưới ngang hàng để chia sẻ các tài liệu thực tế.
Khái niệm quản lý sự đồng thuận phi tập trung nên được khám phá để cung cấp dữ liệu thông qua các phương tiện dễ dàng hơn (ví dụ: URL trên internet) mà không cần sao chép, do đó tránh được sự phát triển không giới hạn của dữ liệu. Đó là cách để chỉ chia sẻ dữ liệu bắt buộc một cách dễ dàng kiểm soát và kiểm tra hơn so với cung cấp toàn bộ dữ liệu trên kênh. Nó cho phép chủ sở hữu dữ liệu kiểm soát và kiểm tra việc cấp và thu hồi quyền truy cập dữ liệu.
Hợp đồng thông minh cho phép các quy tắc kinh doanh trở nên phi tập trung và chúng được sử dụng để xác định chức năng thông qua các mã thông báo. Cách tiếp cận là sử dụng các hợp đồng thông minh với thông tin được công chứng để kích hoạt logic xử lý trong hệ thống ERP, do đó tránh xây dựng lại và để lộ toàn bộ logic xử lý trên một cơ sở hạ tầng mở. Ví dụ: Nhắc nhở thanh toán có thể tiếp tục được truyền qua khuôn khổ EDI hiện có và không cần phải tiếp xúc với hợp đồng thông minh.
Việc áp dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain technology) vẫn đang diễn ra ở các quy trình liên công ty. Điều này sẽ làm tăng đáng kể tốc độ và lưu lượng giao dịch trong khi giảm chi phí giao dịch. Nó cũng là tiền đề để sử dụng công nghệ này trong các nghiệp vụ vận hành khác .
Xác định trường hợp tối ưu cho việc sử dụng công nghệ blockchain
Các tổ chức thường đánh giá quy trình của họ theo định kỳ, đặc biệt vì nó liên quan đến việc duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các cải tiến quy trình liên quan đến sự tương tác giữa nhiều tổ chức trở thành những ứng cử viên đầu tiên cho việc xây dựng nền tảng chuỗi khối. Khối lượng giao dịch, mức độ phức tạp của quy trình và lợi ích của tự động hóa là một số tiêu chí quan trọng để tiếp tục đưa ra danh sách các ý tưởng và xác định một ứng cử viên khả thi.
SAP Cloud Platform Blockchain Services cho phép phát triển các kịch bản ứng dụng chuỗi khối (blockchain) vào vận hành. Sự phát triển này thúc đẩy các công nghệ chuỗi khối dành cho doanh nghiệp khác để vẽ ra các yêu cầu quy trình và xây dựng một chuỗi khối (blockchain) được tích hợp với kiến trúc hạ tầng của SAP S/4 HANA (Cloud hoặc on-premise).
Sẽ cần thêm một số thử nghiệm khi các mô hình và tiêu chuẩn kinh doanh mới được xây dựng với dịch vụ này. Các tổ chức và tập đoàn dẫn đầu sẽ khai thác được giá trị đầu tiên trong việc giảm chi phí vận hành và tăng cường tự động hóa, đồng thời xác định các tiêu chuẩn tích hợp để những tổ chức và tập đoàn khác hưởng ứng.
Bài viết được dịch từ nguyên tác của ông Rajat Agrawal – Platinum Consultant tại SAP.