411
Các chuyên gia từ Đại học RMIT cho rằng Việt Nam nên sửa đổi chiến lược để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài nhằm duy trì sự phát triển bền vững.
Điểm đến đầu tư hấp dẫn
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam suốt vài thập kỷ qua.
Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã tăng đáng kể trong ba thập kỷ qua, từ 180.000 đô la Mỹ năm 1990 lên 15,7 tỉ đô la Mỹ năm 2021. Theo giá trị thực tế sau khi điều chỉnh lạm phát, chúng ta vẫn có thể thấy mức vốn đầu tư cao kỷ lục vào năm 2022. FDI đã giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, trung bình 6,8%/năm từ năm 2016 đến năm 2019đưa nước ta trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Năm 2020, Việt Nam nằm trong số 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất. Theo Fitch Solutions, Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế mở hàng đầu châu Á.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, dòng vốn vào Việt Nam đạt gần 10,86 tỉ đô la Mỹbằng 92,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đăng ký cấp mới là 5,26 tỉ đô la Mỹtăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2022. Hà Nội là điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài về tổng vốn với 1,87 tỉ đô la Mỹ, còn TP. Hồ Chí Minh thì đứng đầu về dự án cấp mới (38.9%).
Thách thức trước mắt
Mặc dù không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã cải thiện chất lượng quản trị và tích cực tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) để thu hút thêm FDI, nhưng nhiều thách thức phát sinh hơn trong năm 2023 có thể tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam năm nay.
Trước hếtbất ổn kinh tế toàn cầu trong năm 2023 khiến tình hình phục hồi chậm lại. Giá lương thực và năng lượng tăng vọt do chiến tranh Nga-Ukraine cũng khiến quá trình phục hồi vô cùng cần thiết của thế giới bị đình trệ đột ngột. Các quốc gia như Mỹ, một trong những đối tác thương mại và nhà đầu tư FDI chính của Việt Nam, được dự báo sẽ suy thoái vào năm 2024.
Hơn nữa, kết quả các cuộc đàm phán đang diễn ra về nhiều vấn đề như hiệp định thương mại, chính sách đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể tác động đáng kể đến dòng chảy đầu tư và thương mại toàn cầu. Trong quý I/2023, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với nhu cầu quốc tế sụt giảm đáng kể, có thể khiến quy mô sản xuất bị thu hẹp.
Thứ haicác nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào quốc gia lân cận để rút ngắn bớt chuỗi cung ứng. Đây là hiện tượng mới khởi nguồn từ đại dịch và được gọi là “đầu tư lân cận” (nearshoring). Nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản – nằm trong nhóm những nguồn FDI lớn nhất của Việt Nam, Mỹ và một số nước trong EU, đều đang cố gắng hạn chế đầu tư ra nước ngoài bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi đầu tư trong nước để thu hồi vốn đầu tư nước ngoài. Điều này làm tăng thêm thách thức cho Việt Nam trong việc thu hút FDI.
Thứ ba là chương trình thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó đề cập đến đề xuất thiết lập mức thuế tối thiểu cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) trên toàn thế giới. Mục tiêu là ngăn chặn các MNC tham gia vào các chiến lược lập kế hoạch thuế cực đoan, chẳng hạn như chuyển dịch lợi nhuận và xói mòn cơ sở thuế để giảm thiểu nghĩa vụ thuế của họ. Chi tiết cụ thể của thuế tối thiểu toàn cầu có thể khác nhau tùy thuộc vào luật và thỏa thuận được đề xuất giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ý tưởng chung là ấn định mức thuế tối thiểu mà các MNC phải nộp, bất kể khu vực mà họ hoạt động.
Tháng 7/2021, đại diện từ 131 quốc gia đã đồng thuận trên khung thuế tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15%. Phong trào này có thể làm nản lòng các khoản đầu tư vào những khu vực pháp lý có mức thuế thấp như Việt Nam vì các lợi thế về thuế sẽ bị giảm đi. Mặt khác, chương trình này có thể thúc đẩy đầu tư vào các quốc gia có cơ sở hạ tầng vững chắc, lao động lành nghề và các yếu tố phi thuế hấp dẫn, vì ít phải cân nhắc về thuế hơn.
Thứ tưtrong khi các nước khác trong khu vực như Thái Lan và Malaysia với nguồn lực tốt hơn đã tăng cường thu hút FDI bằng cách giảm thuế hoặc hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang trở thành điểm đến kém hấp dẫn hơn trước. Thu hút FDI đơn thuần thông qua lao động giá rẻ không phải là giải pháp cho FDI chất lượng mà Chính phủ tuyên bố sẽ thu hút trong chiến lược 2018-2023. Thay vào đó, sự hấp dẫn cần phải dựa trên các khía cạnh khác chứ không đơn thuần là mức tiền công thấp nữa.
Những thay đổi cần thiết cho Việt Nam
Dưới đây là một số khuyến nghị có thể xem xét để giải quyết những thách thức nêu trên:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm tham nhũng
Điều này sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, và có thể thực hiện được thông qua việc triển khai tăng cường số hóa và nâng cao tính minh bạch.
Những quốc gia như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng minh rằng các công ty nước ngoài không nản lòng bởi chi phí thiết lập FDI cao, mà bởi chi phí không chắc chắn là bao nhiêu do bộ máy quan liêu khó lường. Việt Nam cần đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các chính sách và thực tiễn đầu tư. Chính phủ có thể hiện thực hóa điều này bằng cách thiết lập các quy tắc và quy định rõ ràng và nhất quán, và thực thi chúng một cách công bằng và đồng nhất.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng
Chất lượng cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, viễn thông và năng lượng, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đang thúc đẩy các dự án tiềm năng nhưng không may hiện đang chậm tiến độ, như hệ thống tàu điện ngầm ở TP. Hồ Chí Minh, triển khai 5G hoặc xây dựng sân bay Long Thành, Đồng Nai. Một khi hoàn thành, các dự án này sẽ giúp Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng suất và tiên tiến hơn.
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam cần phát triển lực lượng lao động lành nghề để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ có thể đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo với mục tiêu cung cấp kỹ năng và kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì họ có thể hưởng lợi từ lực lượng lao động tri thức và có tay nghề.
- Tiêu chí FDI thông minh
Để bảo vệ môi trường của chính chúng ta, hoàn thành các mục tiêu Gas hậu năm 2050 và tăng cường sản xuất bền vững, các FDI mới cần phải đáp ứng được những tiêu chí tối thiểu. Các nền kinh tế khác trong khu vực sẽ dễ dàng chuyển hoạt động sản xuất gây ô nhiễm của họ sang Việt Nam, nhưng chúng ta không nên hoặc không thể dễ dàng chấp nhận. Chúng ta cần thay đổi tư duy – mọi FDI chảy vào Việt Nam đều phải tốt. Nền kinh tế Việt Nam, bao gồm cả hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất nước ngoài tại nước ta, cần trở nên xanh hơn.
Dòng vốn FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2023. Chính phủ cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút thêm dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Bài: Tiến sĩ Hà Thị Cẩm Vân và Tiến sĩ Daniel Borer, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam
Nguồn : https://vietnaminsider.vn/vi/thach-thuc-truoc-mat-voi-viet-nam-khi-thu-hut-fdi-trong-nam-2023/.
Post By Automation Bot.